Nghị quyết của Quốc hội về Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch không gian biển quốc gia là tạo lập cơ sở cho phát triển nhanh và bền vững kinh tế biển.
Có 35 kết quả được tìm thấy
Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch không gian biển quốc gia là tạo lập cơ sở cho phát triển nhanh và bền vững kinh tế biển.
Giai đoạn 2011-2022, các ngành kinh tế biển đã đóng góp lớn trong phát triển kinh tế cả nước. GDP trung bình của 28 tỉnh, thành phố ven biển chiếm khoảng 50% GDP của cả nước.
Ngày 12/4, Ủy ban chỉ đạo quốc gia về thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tổ chức phiên họp lần thứ nhất.
Thành quả 195 năm khẩn hoang, mở làng lập ấp, quai đê lấn biển của cha ông và các thế hệ người dân Kim Sơn đã biến vùng đất hoang hóa, sình lầy trở thành một miền quê trù phú với điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển…
Nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng và góp phần phát triển kinh tế biển, sáng 14/12, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Ninh Bình (Vietcombank Ninh Bình) tổ chức khai trương Phòng giao dịch huyện Kim Sơn tại địa chỉ số 06 và 08 thị trấn Phát Diệm.
Là 1 trong 6 xã bãi ngang vùng ven biển của huyện Kim Sơn, xã Kim Đông đang từng bước đổi thay trong phát triển kinh tế biển. Thời điểm này, cùng với việc tập trung phát triển kinh tế- xã hội, cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân Kim Đông còn dành nhiều sự quan tâm đối với sự kiện chính trị trọng đại sắp diễn ra: Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021- 2026.
Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương Thế giới do Bộ Tài nguyên- Môi trường tổ chức từ ngày 01 đến ngày 08 tháng 6 năm 2020. Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm nay có chủ đề là: "Đổi mới để phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam" với mục đích đổi mới công tác xây dựng, thực hiện kế hoạch của các bộ, ngành và địa phương nhằm cụ thể hóa các nội dung trong Nghị quyết 26/NQ-CP của Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TWcủa Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 26/NQ-CP ban hành Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Khu vực biển, đảo huyện Kim Sơn có chiều dài 18,34 km, rất thuận lợi cho các hoạt động giao thông vận tải đường thủy, khai thác, nuôi trồng thủy hải sản và du lịch sinh thái biển. Do đó, phát triển kinh tế biển được xác định là một trong các chương trình trọng tâm, trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế... Tuy nhiên, việc khai thác kinh tế biển ở Ninh Bình vẫn đang còn nhiều khó khăn, kết quả thu được chưa xứng với tiềm năng.
Kim Sơn cần phải tiếp tục phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trong triển khai các nhiệm vụ, trong đó cần tạo điều kiện môi trường thông thoáng, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, nhất là khai thác tiềm năng kinh tế biển... Vấn đề này đòi hỏi sự vào cuộc một cách đồng bộ của cả hệ thống chính trị cho đến mỗi người dân. Đó cũng chính là những tham vấn của các đại biểu tại hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Kim Sơn mới được tổ chức vào trung tuần tháng 3 vừa qua.
Thành quả 190 năm khẩn hoang, lập ấp mở làng, quai đê lấn biển của ông cha và các thế hệ người Kim Sơn đã biến vùng đất hoang hóa, sình lầy trở thành một miền quê trù phú với điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển…
Kim Sơn là huyện miền biển duy nhất của tỉnh với khoảng 18 km bờ biển, hàng năm được phù sa bồi đắp lấn ra biển trung bình từ 60 - 80m, tạo ra vùng bãi bồi màu mỡ. Vùng ven biển có Cồn Nổi cách đất liền 3km, diện tích trên 500 ha. Với vị trí địa lý, thời tiết thuận lợi, Kim Sơn có tiềm năng, thế mạnh về nuôi trồng, khai thác thủy hải sản, phát triển kinh tế biển.
Ninh Bình có một huyện ven biển là huyện Kim Sơn, với đường bờ biển dài hơn 18 km từ cửa sông Đáy đến cửa sông Càn. Hàng năm được phù sa bồi đắp lấn ra biển từ 60-80m, với nhiều tiềm năng lợi thế để phát triển kinh tế biển. Những năm qua, được sự quan tâm của Trung ương Đảng, Chính phủ, cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành nhất là nhân dân vùng ven biển Kim Sơn, kinh tế biển đã có sự phát triển tích cực, khá toàn diện.
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa XII) diễn ra từ ngày 2 đến ngày 6/10/2018 tại thủ đô Hà Nội. Hội nghị đã bàn bạc, thảo luận và quyết định nhiều vấn đề quan trọng của Đảng, của đất nước là: thông qua Nghị quyết về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Kết luận về tình hình kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019.
Ngày 22-10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (số 36-NQ/TƯ). Báo Ninh Bình xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.
Kim Sơn là huyện duy nhất giáp biển của tỉnh Ninh Bình, có tốc độ đô thị hóa nhanh, được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên thủy, hải sản và có tiềm năng phát triển du lịch biển, vận tải hàng hải.... Tuy nhiên, những thuận lợi trong phát triển kinh tế biển đã đặt ra những thách thức lớn về ô nhiễm môi trường do chất thải trong sinh hoạt ngày càng gia tăng, đòi hỏi huyện Kim Sơn cần có những giải pháp tích cực để bảo vệ môi trường.
Đất bãi bồi Kim Sơn được xác định là vùng có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế và có ý nghĩa về quốc phòng - an ninh. Ngay từ năm 2005, Tỉnh ủy đã có Nghị quyết số 05-NQ/TU về phát triển vùng kinh tế biển tại Kim Sơn. Đến nay vùng kinh tế này đã có những thay đổi đáng kể, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của huyện Kim Sơn nói riêng và của tỉnh Ninh Bình nói chung. Tuy nhiên sự phát triển ấy chưa tương xứng với tiềm năng. Nguyên nhân chính do các chính sách quản lý vùng bãi bồi chưa rõ ràng và thiếu ổn định. Điều này không chỉ gây khó khăn cho người dân tham gia sản xuất mà cả đối với cơ quan Nhà nước cũng lúng túng khi thực hiện quản lý Nhà nước trên địa bàn.
Sáng ngày 9/5, Ðoàn giám sát (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh) do đồng chí Bùi Văn Phương, TUV, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn đã có buổi giám sát tại UBND tỉnh về "Thực hiện chính sách, pháp luật đối với cá nhân, tổ chức khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản trong phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh". Tham dự buổi làm việc có đồng chí Đinh Chung Phụng, TVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; các sở, ngành có liên quan trên địa bàn tỉnh; UBND huyện Kim Sơn, Văn phòng UBND tỉnh...
Kim Sơn có 18km bờ biển nằm giữa hai cửa sông lớn là sông Đáy và sông Càn. Đó là lợi thế lớn để phát triển kinh tế biển song lại là điểm yếu trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN). Để đảm bảo an toàn về tài sản và tính mạng cho người dân địa phương, hàng năm, huyện Kim Sơn đã xây dựng kế hoạch di dân vùng bãi bồi, giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, các xã triển khai thực hiện, nhất là khi xảy ra mưa bão.
Ngày 12/4, Ðoàn đại biểu Quốc hội tỉnh do đồng chí Bùi Văn Phương, TUV, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát tại huyện Kim Sơn về"Việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với cá nhân, tổ chức khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản trong phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh".
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường trục phát triển nối Vùng kinh tế biển Nam Định với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (Dự án).
Trong nhiều thập kỷ qua, khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn đã phát triển nhanh, hướng ra biển. Sản lượng hàng năm về nông nghiệp, thủy - hải sản của địa phương đã chứng tỏ tiềm năng rộng lớn của vùng kinh tế biển. Tuy nhiên, với vai trò, vị trí và thế mạnh của vùng thì việc đầu tư khai thác phát triển kinh tế hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng.
Kim Sơn có vùng bãi bồi ven biển với diện tích tự nhiên trên 9 nghìn ha, có lượng phù sa màu mỡ, nguồn phù du phong phú, đa dạng, thủy thế thuận lợi, khí hậu thích ứng cho việc phát triển nghề nuôi trồng, khai thác thủy, hải sản. Do đó, phát triển kinh tế biển được xác định là một trong các chương trình trọng tâm, trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện.
Kể từ khi Doanh Điền sứ Nguyễn Công Trứ cùng với các vị chiêu, nguyên, thứ mộ thực hiện thành công công cuộc khẩn hoang, lập ra huyện Kim Sơn, đến nay đã 186 năm. Là vùng đất có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển, Kim Sơn đã phát huy tiềm năng, thế mạnh để từng bước vươn lên. Hiện nay, huyện đang tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tạo nền tảng thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển, mục tiêu cụ thể là phấn đấu xây dựng phát triển toàn diện để Kim Sơn đủ điều kiện thành lập thị xã vào năm 2020.
Ngày 16/3, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức đoàn khảo sát thực tế vùng biển, cửa sông Đáy, khu vực Cồn Nổi huyện Kim Sơn. Các đồng chí: Nguyễn Thị Thanh, UVDKTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đinh Văn Điến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tham gia đoàn. Cùng đi có các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo đoàn ĐBQH tỉnh và một số sở, ngành của tỉnh.